Kiến thức web

Kiến thức web
Ngày đăng: 11/12/2020 10:38 AM

    TƯ DUY CODE (lập trình web) & TƯ DUY SEO là 2 thứ khác nhau.
    Trong bài này tôi sẽ chia sẻ với các bạn, cả chủ doanh nghiệp, đang làm Marketing hoặc Code, những tư duy rất cơ bản/đơn giản/bản chất về website chuẩn SEO và những điều quan trọng.

    1. Onpage là gì

    Đầu tiên phải nói tới các mảng công việc trong SEO: Nghiên cứu từ khóa, Cấu trúc website, Onpage, Content, Offpage (Social, Traffic, Behavior…). Onpage là những việc bạn thao tác, thực hiện trên website của mình để tối ưu nó nhằm mục đích … lên top. Tất nhiên chỉ Onpage thôi thì không phải cứ thế tự dưng lên top. Tuy nhiên nếu Onpage không tốt thì bạn sẽ … khó lên top. Website được Onpage tốt chính là việc bạn đang sở hữu một nền móng chắc chắn để xây nhà sau này.

    Lời khuyên từ Google (xin lỗi tôi không tìm được url dẫn chứng, ảnh này chụp trên 1 page nào đó của Google tôi đã dùng trong các slide thuyết trình từ lâu mà quên mất nó từ bài nào của Google rồi):
    Thế nào là một website Google mong muốn bạn làm

    Một cách rất rõ ràng, Google muốn website của bạn “có thông tin mà người dùng đang tìm kiếm”. Bạn nghĩ điều này có vẻ đơn giản và hơi hài hước đúng không? Không hề, phần lớn website chúng ta không lên top vì lý do rất đơn giản: chúng ta không có CHÍNH XÁC thông tin mà khách hàng đang tìm kiếm.

    Việc tập trung làm ra 1 website chỉ với mục đích ban đầu là tối ưu cho Google thì sau khi có thứ hạng tốt bạn sẽ lại bối rối nhận ra là người dùng của bạn và cuối cùng là bạn mới cần là đối tượng được tối ưu nhất. Doanh nghiệp cần lợi nhuận/đơn hàng, người dùng cần thông tin mà họ đang tìm kiếm, Google cần đọc và hiểu những điều bạn đang truyền tải.

    Vì vậy trong bài này tôi sẽ nói tới Web chuẩn SEO dưới 2 góc độ là NGƯỜI DÙNG và GOOGLE (phần tối ưu cho doanh nghiệp để ra chuyển đổi thì nó là một chủ đề riêng và rất lớn nên xin phép nói trong 1 bài viết khác.
    Tối ưu Website chuẩn SEO

    *Update: Trong tháng 5.2021 tới đây, Google sẽ chính thức cập nhật thêm 1 toán liên quan tới trải nghiệm người dùng (mà chúng ta sẽ nói kỹ hơn trong phần dưới đây) có tên là Core Web Vitals. Bộ chỉ số này đánh giá chi tiết các yếu tố về tốc độ, độ ổn định hình ảnh và độ tương tác mượt mà với website. 

    2. Tối ưu website cho người dùng

    Người làm SEO thương nhìn mọi góc độ tối ưu website để phục vụ Google, chính việc đó dẫn tới một số quan điểm sai lầm về tối ưu website. Phần này tôi sẽ nói tới các yếu tố đáng ra cần tối ưu cho người dùng nhưng lại vô tình làm sai khi chỉ nhìn dưới góc độ Google.

    3. Tối ưu website cho Google:

    [optin-monster slug=”ed1cuvaagrj2m1la25i8″]

    Phần trên tôi đã đề cập đến các yếu tố SEO thường bị nhầm lẫn khi không nhìn dưới góc độ tối ưu cho người dùng. Với những nội dung đó, khi thiết kế, cấu trúc, tạo ra 1 website thì bạn cứ tư duy thế nào tốt cho người dùng là được, Google sẽ hiểu và đánh giá cao bạn. Đó là những gì mà người dùng “Nhìn thấy”, tuy nhiên còn phần quan trọng nữa là những gì mà “Người dùng” hoặc chúng ta không nhìn thấy nhưng Google không nhìn thấy.

    Bạn cứ nghĩ phần trên giống như trang trí của khách sạn còn phần 3 này là những gì ở bên trong tường, gạch, nền nhà, trần nhà của khách sạn vậy. Khách sạn của bạn có thể có bàn ghế giường đẹp, đồ ăn ngon nhưng nếu dưới tấm sàn gỗ là côn trùng, trong ống nước là chất bẩn thì chắc chắn không thể đánh giá là khách sạn nhiều sao và sớm hay muộn cũng … mất khách. Bây giờ tôi sẽ hướng dẫn các bạn làm thế nào với các phần ẩn đi này.

     

    4. Web chuẩn SEO hay SEO bền vững?

    Trên thực tế, website có nhất thiết Chuẩn SEO hay không? Câu trả lời là không nhất thiết. Thống kê cho rằng chỉ chưa tới 0,02% số website có mặt trên đời có sự tham gia của người làm SEO. Cho nên nói là “Chuẩn SEO” mới lên top chưa thực sự đúng. Google có đủ khả năng để nhận diện ra các nội dung phù hợp với người tìm kiếm cho dù người chủ website không hề biết SEO. Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, nếu 2 người cùng làm nội dung tốt “đấu” với nhau thì rõ ràng người có website tối ưu hơn sẽ có lợi thế hơn.

    Tuy nhiên những gì tôi vừa nêu bên trên, cho dù có vẻ trong nó đúng đến như thế nào đi nữa thì vẫn có thể thay đổi, lý do rất đơn giản: con người luôn thay đổi. Bây giờ các yếu tố kỹ thuật ở phần 2 đã đề cập là tối ưu cho người dùng, nhưng trong tương lai thì chưa chắc. Hãy tưởng tượng đến lúc người dùng duyệt web bằng trợ lý ảo, trên thiết bị thực tế ảo, hay duyệt web 3D như trong phim viễn tưởng. Mọi lý thuyết sẽ luôn không tồn tại mãi mãi.

    Nhưng tôi biết 1 điều vẫn tồn tại mãi mãi, đó là NỘI DUNG (và đừng nhầm NỘI DUNG với TEXT, nội dung còn là Video, Ảnh, thanh tìm kiếm. NỘI DUNG tốt là thứ người dùng cần xem/đọc/cảm nhận chứ không phải là TEXT). Nếu website của bạn tự tin rằng đang đem lại cho khách hàng thông tin rất giá trị bằng phương tiện mà khách hàng ưa thích thì chắc chắn dù Google thay đổi về mặt kỹ thuật như thế nào, rốt cuộc website của bạn vẫn sẽ là nơi mà Google rất cần để lấy được nội dung đưa tới người có nhu cầu.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline